post-image



MacBook có các tính năng khiến chúng trở thành lựa chọn tốt cho bất kỳ ai đang tìm kiếm một máy tính xách tay đã qua sử dụng. Mặc dù chúng đắt hơn các mẫu máy đối thủ có thông số kỹ thuật tương tự, nhưng máy tính xách tay của Apple nổi tiếng về độ bền. Bên cạnh đó, máy tính của thương hiệu này đi kèm với hệ điều hành luôn được cập nhật theo thời gian

Thị trường Macbook đã qua sử dụng ngày càng hấp dẫn bởi nó mang lại cho chúng ta nhiều sự lựa chọn về các mẫu mới nhất cũng như đời cũ, vì vậy chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bước cụ thể để test một chiếc macbook đã qua sử dụng một cách kỹ càng nhất, giảm thiểu rủi ro trước khi quyết định đầu tư

_ Ngoại hình máy : Trên thị trường có nhiều loại 97% 98% 99% đẹp keng, like new, open box, new seal, tuỳ vào người bán, bằng cảm quan,  bạn có thể nhận biết máy cấn xước, móp, đây là bước ưu tiên khi quyết định đầu tư mua macbook củ, dĩ nhiên bạn có thể deal với người bán một mức giá hợp lý phù hợp với ngoại hình

_ Màn hình Macbook : Màn hình chiếm 40% - 50% giá trị máy, Bạn vào phần Thay đổi hình nền của Macbook như hình dưới 


Chọn Colors, màu đơn sắc, bạn chọn hình nền phủ trắng toàn bộ để test các vết bầm xanh, tím, hồng, lỗi này thường hay xảy ra đối với các dòng 2016-2019. sau đó bạn phủ toàn màu đen để test 4 góc có hở sáng không, hoặc điểm chết pixel nào không ( đốm sáng li ti trên nền đen )

_ Loa Macbook : Mở một bản nhạc, sau đó bạn vào system preferences > chọn sound > trong mục sound, bạn chọn Output, tại mục Balance bạn kéo hết về phía bên phải hoặc bên trái xem loa có bị rè bên nào không



_ Keyboard Macbook : Mở trình duyệt Safari, hoặc Chrome, vào trang web https://keyboardchecker.com/

 

Test lần lượt các phím xem có liệt phím nào không

_ Camera Macbook : Vào Launchpad > chọn Photo Booth > Kiểm tra Camera và Micro bằng cách thu một đoạn video ngắn và xem lại xem Webcam và Micro hoạt động bình thường hay không

_  Pin Macbook : Click vào biểu tượng Apple góc trái trên cùng, chọn > About this Mac > System report > Chọn dòng Power, các bạn có 2 thông số cần lưu ý, Cycle count (số lần sạc) & Full charge Capacity mAh ( Dung lượng pin còn lại ), nếu số lần sạc quá cao và dung lượng pin còn lại quá thấp so với tiêu chuẩn, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy, theo mình thì đối với những dòng macbook củ, Cycle nên dưới tầm 300 lần là ok, Apple khuyến cáo nên thay pin cho 1000 lần sạc.




_ Vân tay Macbook : 
 System Preferences→ Touch ID: Chỉ hỗ trợ một số dòng Macbook Pro 2016 và Macbook Air 2018 trở về sau 



_ Cấu hình máy Macbook : About this mac > Xem Model máy năm nào, CPU, Ram, sau đó vào tab Storage check dung lượng SSD, và cuối cùng là System Report > Graphic Display kiểm tra card màn hình macbook nếu có, xem tổng thể có đúng cấu hình như người bán cung cấp cho bạn hay không

_ Các cổng kết nối Macbook : Kiểm tra tất cả các cổng kết nối macbook, Lan, USB, USB Type C, wifi, bluetooth ...

 

_ Macbook có sửa chữa hay vào nước : Quan sát kỹ các vị trí có Quỳ tím xem nó đã hồng chưa, Pin đã phồng chưa, phồng là ko nói nhiều thay luôn bạn nhé, Các mạch của Chip có bị đóng đục câu dây gì không.






_ Shutdown máy, ấn nút nguồn, ngay sau đó giữ nút D hoặc Comand + D : Macbook sẽ tự động chạy một quá trình chẩn đoán tất cả các thiết bị và sau vài phút sẽ cho ta biết máy có bị lỗi phần nào và cần phải thay thế và sửa chữa hay không

_ Sạc theo máy : Có nhiều loại sạc và cách hướng dẫn nhận biết sạc zin và linh kiện bạn có thể tham khảo trên nhiều nguồn khác nhau.

_ Kết luận : Trên đây là tổng hợp những bước cơ bản để bạn có thể kiểm tra một chiếc macbook củ đã qua sử dụng, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro, bạn nên chọn những cửa hàng có uy tín, có dán tem bảo hành, hoặc nếu người bán không phải là những đơn vị bán lẻ bạn nên yêu cầu bao test, ít nhất 1 tuần mới có thể chẩn đoán chính xác, vì có những trường hợp không thể nhận biết ngay như : Máy chạy nóng tầm 3-4h màn hình sọc, Máy cài lại báo MDM hàng công ty, Máy chạy thời gian đơ đơ lỗi do ssd, máy đang chạy thỉnh thoảng tự động sụp nguồn..